Nhĩ Nam Dược - Thuốc Nam Gia Truyền Đặc Trị Viêm Tai Giữa

Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai: Khi trẻ bị sốt, cha mẹ tuyệt đối không làm 5 điều sau

Quan điểm cực chuẩn của PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng. Thật không may, phần lớn quan điểm người dân và 1 số bác sỹ làm ngược lại!!!

5 THÓI QUEN CỦA CHA MẸ KHIẾN TRẺ ĐANG SỐT GẶP NGUY HIỂM PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ, người dân Việt Nam thường dùng miếng dán hạ sốt, chườm lạnh, bôi dầu, kiêng ăn… Điều này thế giới không khuyên.
>> Xem thêm: Bệnh Viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng gì?

>> Xem thêm: Thuốc nam gia truyền đặc trị viêm tai Nhĩ Nam Dược


1. Dán miếng hạ sốt:
“Khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt. Không nên cho trẻ dùng miếng dán hạ sốt bởi vừa mất tiền vừa không giúp trẻ hạ sốt, chưa kể đến việc còn gây hại cho trẻ”, ông Dũng cho hay.
2. Chườm lạnh 
Thay vì dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chườm lạnh là biện pháp hầu như bố mẹ nào cũng áp dụng khi con sốt nhưng thực chất biện pháp này không có tác dụng mà còn gây hại. Theo PGS Dũng, khi trẻ sốt bố mẹ thường không hiểu rõ căn nguyên từ đâu, nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi, chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm. Đặc biệt, bố mẹ tuyệt đối không dùng đá chườm vì có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ bị suy hô hấp. Đắp khăn lạnh, tắm lạnh hay chườm lạnh chỉ được thực hiện trong trường hợp say nóng, say nắng. Tuy nhiên, vị chuyên gia này không khuyến khích vì hiệu quả rất thấp.
3. Đóng kín cửa 
“Khi bị sốt là không được đắp chăn, không được đóng kín cửa mà phải mở cửa, quạt cho thông gió, để không khí trong nhà lưu thông. Với cách này chỉ một lúc sau người bệnh sẽ hết cảm giác rét, cơ thể dần ấm lên. Trong khi đó, hầu hết chúng ta lại làm ngược lại, khiến bệnh càng nặng thêm”, TS Dũng khuyến cáo.

4. Uống thuốc hạ sốt khi trẻ mới sốt dưới 38,5 độ:
 “Cha mẹ không cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Cũng không cho trẻ uống thuốc co giật sớm, điều này sẽ làm khó cho bác sĩ khi thăm khám”. Ở trẻ, thân nhiệt ở miệng từ 37,5 độ C trở lên, ở nách từ 37,2 độ C tức là bé đang sốt, song không phải trường hợp nào cũng cần dùng đến thuốc hạ sốt. Khi sốt nhẹ, thân nhiệt trẻ ở mức 37,5-38,5 độ C, chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước, hoặc bú mẹ nhiều hơn.

5. Ăn kiêng 
TS.Dũng khuyến cáo chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong và sau khi bị ốm rất quan trọng vì nó sẽ làm cho bệnh mau khỏi, mau phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật. Đặc biệt, trường hợp sốt mất nước, không được bù nước (uống nước Oresol) và ăn uống thiếu chất, trẻ dễ bị nguy cơ suy dinh dưỡng, sức đề kháng yếu, lâu lành bệnh.

>> Xem thêm: Bệnh Viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng gì?

>> Xem thêm: Thuốc nam gia truyền đặc trị viêm tai Nhĩ Nam Dược

Đọc thêm >>

Bệnh viêm tai giữa cấp - dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh Viêm tai giữa là tình trạng viêm cấp toàn bộ hòm nhĩ và màng nhĩ, tiến triển trong vòng 3 tuần với các triệu chứng: sốt, đau tai, màng nhĩ đỏ.
Viêm tai giữa cấp là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đứng hàng thứ 2 sau viêm cấp đường hô hấp trên.

Nguyên nhân bệnh viêm tai giữa:

- Bệnh viêm tai giữa do Vi khuẩn hoặc vi rút.
- Bệnh viêm tai giữa hiện nay còn do tắc vòi nhĩ, thường gặp do sùi, u ở vòm họng, do viêm mũi xoang mủ. Viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh lý trào ngược, không khí ô nhiễm, thời tiết lạnh.

Triệu chứng bệnh viêm tai giữa:
- Trẻ sơ sinh: Bệnh viêm tai giữa cấp biểu hiện không rõ ràng, có khi chỉ là kích thích, quấy khóc, bú kém hay bỏ bú.
- Trẻ lớn hơn: thì bị sốt (có kèm hoặc không kèm theo viêm hô hấp trên), đau tai hay kéo, dụi tai.
- Ở trẻ lớn và người lớn: nghe kém luôn gặp, thường than phiền có cảm giác đầy tai (có khi xuất hiện trước khi phát hiện có dịch trong tai giữa). Các triệu chứng ít gặp hơn: ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

- Khám: soi tai thấy màng nhĩ:
+ Đỏ, sung huyết giai đoạn đầu.
+ Đục ở giai đoạn tụ mủ, màng nhĩ có thể phồng, và lớp thượng bì có thể trông giống như bị phỏng.

+ Trong giai đoạn thủng nhĩ, bệnh nhân thường giảm sốt và bớt đau tai; dịch tai chảy ra thường là mủ, cũng có khi giống như nước hoặc có máu. Hút sạch mủ sẽ thấy màng nhĩ thủng, thường ở vị trí phía sau hoặc phía dưới..

Tác hại của bệnh viêm tai giữa:

Viêm tai giữa điều trị sớm và kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn không để lại bất cứ di chứng nào. Nếu không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp, thủng màng nhĩ hoặc viêm tai giữa mạn tính, liệt mặt, nghe kém hoặc điếc có thể ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ.

Viêm tai giữa cấp nếu xảy ra ở trẻ nhỏ, xơ hóa màng nhĩ, liệt thần kinh mặt, viêm xương chũm. Nguy hiểm hơn là biến chứng nội sọ như viêm màng não, viêm não, áp xe não, áp xe ngoài màng cứng, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên... dễ gây tử vong.

Khi bị viêm tai giữa chúng ta cần:
Khi bị viêm tai giữa, nên đến cơ sở Tai Mũi Họng gần nhất hoặc bệnh viện Tai Mũi Họng để khám và điều trị thích hợp.
Không nên tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ dẫn của thầy thuốc

Cách Điều trị viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa tùy vào tình trạng và giai đoạn của bệnh mà có hướng điều trị thích hợp, thông thường người bệnh sẽ được điều trị với kháng sinh, kháng viêm, giảm đau và nhỏ thuốc tai.
Trong trường hợp màng nhĩ thủng và có mủ, vấn đề vệ sinh tai và rửa tai mỗi ngày là cần thiết.
Ngày nay bệnh viêm tai giữa cấp nhờ có nhiều kháng sinh hiệu quả nên thường ít dẫn đến biến chứng. Triệu chứng thường thuyên giảm trong vòng 48 giờ sau khi dùng kháng sinh.
Bệnh nhân thường được điều trị ngoại trú với kháng sinh uống, được dặn tái khám ngay nếu triệu chứng không giảm sau 48 – 72 giờ hoặc triệu chứng nặng hơn, đe dọa có biến chứng. Bệnh nhân có biến chứng cần được nhập viện điều trị tích cực và thường phải can thiệp phẫu thuật.

Cách Phòng bệnh Viêm tai giữa:

- Viêm tai giữa cần phát hiện và điều trị những bệnh lý vùng mũi họng càng sớm càng tốt. Khi chảy mủ tai cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng ngay, điều trị kịp thời tránh biến chứng.
- Nên nạo VA ở trẻ hay bị viêm tai giữa tái phát nhiều lần.
- Khi trẻ em bị cảm cúm, nhiễm siêu vi phải theo dõi sát tình trạng viêm tai giữa, tích cực điều trị viêm mũi họng, vệ sinh mũi thông thoáng, sạch.
- Sau khi cho trẻ đi tắm hồ bơi, biển phải vệ sinh vùng mũi họng bằng nước muối sinh lý.
- Không tự ý nhỏ thuốc hay thổi thuốc vào tai.
- Hỉ mũi đúng cách, bịt lỗ mũi bên này hỉ mũi bên kia nhẹ nhàng. Không nên bịt cả 2 mũi và xì mạnh vì khi  làm như vậy vô tình đưa vi khuẩn từ vùng mũi họng vào tai giữa.
- Ngoài ra, có thể chủng ngừa vi khuẩn phế cầu, Streptococcus pneumoniae (vi khuẩn thường gặp nhất trong viêm tai giữa).
- Trẻ quá nhỏ không cho bú bình ở tư thế nằm vì như vậy sữa có thể vào tai giữa qua vòi nhĩ.
- Cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường, nhà ở sạch sẽ.
Đọc thêm >>

Top 4 Bệnh viện chữa tai mũi họng được đánh giá cao nhất

Khi mắc các bệnh về tai mũi họng có nên đi khám không và khám ở bệnh viện tai mũi họng nào uy tín? Sau đây là top 4 bệnh viện được đánh giá cao nhất dành cho người mắc phải những căn bệnh này.

Mắc bệnh tai mũi họng có cần tới bệnh viện khám không?

Bệnh tai mũi họng là tổ hợp các bệnh liên quan tới tai mũi họng như viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm tai. Đây là căn bệnh phổ biến cuộc sống hàng ngày, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi cũng như giới tính nào.

Trong giai đoạn đầu thường bệnh chỉ làm ảnh hưởng đôi phần tới sinh hoạt hàng ngày nên bệnh nhân rất dễ chủ quan trong quá trình chữa bệnh, nhiều người còn để mặc để bệnh tự khỏi chứ nhất quyết không chịu mua thuốc để điều trị. Sau một khoảng thời gian nếu không có các biện pháp điều trị tích cực, bệnh sẽ sinh ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh, nguy hiểm nhất có thể dẫn tới tử vong.

Chính vì thế tốt nhất bạn không nên chủ quan với sức khỏe của mình. Nếu phát hiện thấy bản thân có những dấu hiệu nghi nhiễm các bệnh về tai mũi họng, nếu tự điều trị tại nhà trong vòng 2-3 hôm mà không thấy có biểu hiện thuyên giảm thì nên nhanh chóng tới các bệnh viện hay phòng khám tai mũi họng uy tín để các bác sĩ chẩn đoán cũng như có lộ trình điều trị bệnh thích hợp nhất, không nên để bệnh lâu ngày sinh ra nhiều biến chứng làm việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.

4 bệnh viện tai mũi họng uy tín được đánh giá cao nhất

Khi mắc bệnh tai mũi họng nên tới đâu để điều trị là thắc mắc của rất nhiều người. Để bạn có thể yên tâm, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu 4 bệnh viện tai mũi họng uy tín nhất ở Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh dựa theo khảo sát từ các bệnh nhân cũng như người nhà về chất lượng dịch vụ và độ tin cậy.

1. Bệnh Viện Tai Mũi Họng Trung Ương Hà Nội

Không cần phải giới thiệu nhiều, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng với vị thế là bệnh viện đầu ngành về chuyên ngành tai mũi họng nên về độ uy tín cũng như tay nghề của đội ngũ y bác sĩ tại đây rất cao. Vì thế nếu như bạn ở Hà Nội hay các tỉnh phía bắc mà muốn điều trị những bệnh về tai mũi họng thì đây là lựa chọn số một. Ngoài ra nếu như bạn có bảo hiểm thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí điều trị nữa đấy, nhưng chính vì thế nên số lượng người bệnh tập trung tại đây sẽ tương đối đông.



Địa chỉ: 78 Giải Phóng, p.Phương Mai, q.Đống Đa, Hà Nội

2. Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn

Nếu như ở Hà Nội có Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương thì ở thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn cũng được đánh giá ngang bằng về chất lượng cũng như độ uy tín. Sở hữu một đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng sự nhiệt tình, đây cũng là sự lựa chọn không thể bỏ qua khi lựa chọn nơi để chữa các bệnh tai mũi họng nếu bạn ở khu vực miền Nam.
Địa chỉ: Số 1-3 Trịnh Văn Cấn, p. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, tp. Hồ Chí Minh

3. Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Là bệnh viện quân đội đầu ngành, tuy nhiên hiện tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 không chỉ phục vụ riêng cho quân đội hay sĩ quan mà còn mở khám và điều trị cho những người bệnh thông thường. Sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ cán bộ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, đảm bảo kỷ luật cũng như bổn phận trách nhiệm nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm điều trị mà không phải lo lắng vấn đề tiêu cực.


Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

4. Bệnh viện Bạch Mai

Được đánh giá là một trong bệnh viện đa khoa hàng đầu Việt Nam, thế nên việc lựa chọn đây là nơi để điều trị bệnh tai mũi họng là hoàn toàn hợp lý. Cơ sở vật chất luôn được nâng cấp cũng như đội ngũ bác sĩ và nhân viên với nhiều năm kinh nghiệm là lý do bạn có thể hoàn toàn đặt niềm tin.

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, p. Phương Mai, q.Đống Đa, Hà Nội (sát với Bệnh viện Tai mũi họng trung ương Hà Nội)

Bên cạnh 4 Bệnh viện Tai mũi họng trên vẫn còn rất nhiều những bệnh viện cũng như phòng khám tai mũi họng chất lượng khác. Chúc bạn sớm lựa chọn được cho mình nơi điều trị phù hợp nhất.
Đọc thêm >>

Bệnh viêm tai giữa xung huyết và cách điều trị

Bệnh viêm tai giữa có rất nhiều dạng trong đó bệnh viêm tai giữa xung huyết hay chính là viêm tai giữa cấp tính xuất tiết dịch rỉ, là một trong các dạng viêm tai giữa cấp thường gặp.

Viêm tai giữa xung huyết thuờng ít được phát hiện vì dấu hiệu bệnh đơn giản và dễ nhầm với viêm đường hô hấp trên. Nếu bệnh viêm tai giữa không có các biện pháp chữa trị kịp thời và tích cực thì có thể sẽ dẫn tới nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân đặc biệt là trẻ nhỏ.


Bị viêm tai giữa xung huyết do nguyên nhân gì?

Viêm tai giữa xung huyết thường gây ra bởi viêm vòm mũi họng. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em do hệ thống tai chữa hoàn thiện nên các bệnh như viêm mũi, viêm amidan lan vào vòi nhĩ, làm tắc vòi gây ra xuất tiết hòm nhĩ và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, nhưng vi khuẩn thường có độc tố thấp nên ít dẫn tới tình trạng viêm mủ.

Viêm tai giữa xung huyết thường có triệu chứng như thế nào?

Về dấu hiệu cơ năng:

- Trẻ em bị viêm tai giữa sẽ thấy đau tai, đôi khi đau nhói trong ít phút, đau sâu phía trong ống tai hoặc đau lan xuống hàm dưới.

- Tai thấy ù cùng sức nghe giảm nhưng dấu hiệu thường không có hoặc có rất ít không làm cho bệnh nhân để ý.

Về dấu hiệu thực thể:

-Khi soi tai thấy màng nhĩ hồng hơn so với bình thường, màng nhĩ lõm, đồng thời trong hòm nhĩ có ít dịch….

Bệnh viêm tai giữa xung huyết diễn biến trong thời gian ngắn, nhất là khi trẻ bị viêm mũi, viêm amidan thì hiện tượng đau xuất hiện trở lại. Một vài trường hợp bệnh có thể chuyển biến thành viêm tai giữa cấp tính có kèm theo mủ.

Điều trị bệnh viêm tai giữa xung huyết

Để chữa viêm tai giữa xung huyết cần thực hiện điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân

-Tại chỗ:

+ Tại mũi: Lúc này trẻ sẽ được bác sĩ cho uống thuốc chống xung huyết, co mạch, giảm phù nề và thuốc nhỏ mũi .

+ Tại tai: Sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm tại chỗ.

Quan trọng nhất là việc tiến hành điều trị tác nhân gây bệnh như: viêm mũi, viêm xoang bằng các biện pháp như nhỏ mũi, khí dung mũi xoang, thông vòi nhĩ nếu phát hiện thấy có hiện tượng tắc vòi hoặc chỉ định nạo amidan, phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn, cắt cuốn mũi dưới quá phát,… tùy thuộc vào từng trường hợp cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh.

-Toàn thân:

Trẻ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm đau, hạ sốt hoặc tiêm dựa vào các kết quả điều tra loại vi khuẩn gây bệnh cho viêm tai giữa cấp. Lưu ý dùng thuốc chống viêm với liều tùy thuộc vào cân nặng của trẻ hoặc thuốc kháng viêm. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tình hình bệnh lý hiện tại của trẻ mà bác sĩ sẽ kê thêm thuốc phù hợp

Để chữa trị bệnh viêm tai giữa xung huyết hữu hiệu và nhanh chóng nhất, bệnh nhi và người nhà cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bệnh nhi cũng cần tới các bệnh viện tai mũi họng định kỳ để khám và theo dõi tình hình diễn biến của bệnh để có hướng xử lý thích hợp nhất.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách điều trị bằng đông y tại đây: Điều trị bệnh viêm tai giữa bằng đông y
Đọc thêm >>

Viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ em nhận biết và điều trị như thế nào?

Viêm tai giữa tiết dịch là một trong những dạng thường gặp của bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ, triệu chứng biểu hiện không rõ ràng nên rất khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng nghe của trẻ nhỏ.
Bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ nhỏ
Viêm tai giữa tiết dịch không có triệu chứng rõ ràng
Bệnh viêm tai giữa tiết dịch có biểu hiện lâm sàng là có dịch trong hòm nhĩ, do vòi nhĩ bị tắc nghẽn.
Vậy khi tai giữa bị ứ dịch thì cần được xử trí như thế nào?
1. Giai đoạn viêm tai giữa cấp tính
Quá trình của viêm tai giữa tiết dịch tương đối ngắn do vậy ta có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ ở mũi để làm thông mũi và giảm sưng phù ở cửa vòi nhĩ hoặc dùng phương pháp thông vòi để cho dịch từ hòm nhĩ thoát ra ngoài qua vòi nhĩ.

2. Biện pháp chọc hút và dẫn lưu dịch
Nếu đã điều trị viêm tai giữa bằng các phương pháp trên mà vẫn còn cảm giác nặng tai và ù tai dai dẳng và ngày càng nặng chứng tỏ dịch chứa trong hòm nhĩ đã tích tụ nhiều thì không thể không chọc hút để lấy nó ra. Lúc này ta có thể tiến hành hút dịch xuyên qua màng nhĩ với cách thức như sau:

Chỉ cần tiêm tê cục bộ da ống tai hoặc gây tê bề mặt màng nhĩ bằng Xylocaine 10% (ở trẻ em có thể phải vô cảm bằng gây mê ngắn), sau đó dùng mặt vát đầu kim số 7 chọc nhẹ qua màng nhĩ ở vị trí ¼ trước dưới rồi hút dịch ra. Khi cần thiết vẫn có thể hút lại. Cần lưu ý rằng nếu chỉ tiến hành hút dịch qua màng nhĩ đơn thuần mà không tiến hành những trị liệu phối hợp khác thì sau vài ngày dịch chứa trong hòm nhĩ có thể tái tích tụ. Vì thế, bệnh nhân bị viêm tai giữa cần phải được dùng thuốc kháng viêm, chống phù nề, chống sung huyết, chống dị ứng, thuốc làm co mạch mũi đồng thời kết hợp với thủ thuật thông vòi nhĩ để dẫn lưu dịch tiết thì hiệu quả điều trị mới cao.

Nếu có điều kiện thì tốt nhất nên chữa viêm tai giữa tiết dịch bằng phương pháp làm thủ thuật đặt ống thông (Diabolo) xuyên màng nhĩ để dẫn lưu dịch và tái lập thông khí hòm tai. Không nên để tình trạng ứ dịch tồn tại dài ngày vì nó sẽ làm hư hại chuỗi xương con khi mà những “mắt xích” quan trọng của hệ thống truyền âm này “được” ngâm “hơi bị lâu” trong nó.

Chất nhầy trong viêm tai giữa tiết dịch rất đặc, có dạng keo nên được gọi là mủ nhầy. Mủ nhầy có màu nâu vàng hoặc xám trắng, chứa lượng lớn protein như glycoprotein và nucleoprotein. Do glycoprotein là một protein phân tử cao cho nên dịch thể có dạng keo đông.

Viem tai giua tiet dich o tre em
Viêm Tai Giữa Tiết Dịch Ở Trẻ Em
Hiện tượng mủ nhầy tương đối “ngoan cố”, khó trị dứt, thường phải tiến hành đặt ống ở trung nhĩ để dẫn lưu nó và tái lập thông khí mới có thể phục hồi được chức năng vòi nhĩ và tai giữa. Thời gian lưu ống thông thường khoảng từ 6-8 tuần, thậm chí có thể đến 6 tháng hoặc 1 năm cho tới khi chức năng vòi nhĩ đã hồi phục thì lấy bỏ ống thông khí.

Lưu ý, khi đặt ống ở màng nhĩ, để đề phòng ống thông khí rơi vào hòm nhĩ về sau sẽ khó tìm ta nên buộc một sợi chỉ đen ở đuôi ống để làm dấu. Sau khi đặt ống, dịch thể dạng keo nước từ ống thông chảy ra có thể bị khô kết thành vảy bít kín miệng ống, khi đó ta có thể dùng kim khơi thông miệng ống. Trong thời kỳ đang đặt ống thông khí hoặc đã bỏ ống thông khí rồi nhưng vết rạch màng nhĩ vẫn chưa lành thì không nên cho bệnh nhân bơi lội, kể cả khi tắm, gội đầu cũng phải tránh để nước vào tai mang theo vi khuẩn gây ra viêm tai giữa mưng mủ.

Chú Ý: Thông tin trong blog chỉ mang tính chất tham khảo trong điều trị và phòng bệnh viêm tai giữa tiết dịch ở trẻ em

Lưu ý: Đối với viêm tai giữa tiết dịch sau khi đã chích màng nhĩ hoặc đặt ống thông khí thì có thể chữa bằng đông y Nhĩ Nam Dược để điều trị khỏi dứt điểm hoàn toàn trong thời gian ngắn.
>> Xem chi tiết: chữa viêm tai giữa bằng đông y.

ĐĂNG KÝ HÔM NAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI CỦA NHÀ THUỐC:

Giá cũ: 450.000đ
KHUYẾN MÃI
viêm tai giữa
Giá chỉ còn: 349.000đ + MIỄN PHÍ SHIP TOÀN QUỐC 100%
Thời gian ưu đãi chỉ còn lại:
cách trị viêm tai giữa ở trẻ em
Đọc thêm >>

Nguy hiểm bệnh viêm tai giữa ứ dịch

Đối với những người tập bơi, trẻ em thường hay bị sặc nước gây cay, hắt hơi, xì mũi. Nước cũng có thể lên tai gây bệnh viêm tai giữa ứ dịch.
điều trị viêm tai giữa
Nguy hiểm bệnh viêm tai giữa ứ dịch
Viêm tai giữa ứ dịch là sự ứ dịch của tai giữa phía sau một màng tai không thủng, không có các triệu chứng viêm cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng có thể dần dần tiến triển thành viêm tai giữa nguy hiểm, từ đó gây ra các biến chứng cho bệnh nhân. Vì vậy, tất cả các trường hợp mắc viêm tai giữa ứ dịch cần phải được điều trị và theo dõi nhằm phục hồi lại sức nghe đồng thời ngăn ngừa các biến chứng và di chứng gây điếc nặng ở giai đoạn sau.

Viêm tai giữa ứ dịch có biểu hiện của bệnh khi mắc không gây đau tai rõ rệt, chỉ có lúc đau nhói trong vài ngày đầu, gây khó chịu ở một hoặc cả hai tai. Do đó, bệnh viêm tai này thường dễ bị bỏ qua, nhất là với trẻ em hoặc khi chỉ bị một bên. Khi bệnh tiến triển, người bệnh thường có cảm giác tai lùng bùng hay óc ách; ù tai; nghe không rõ vì có cảm giác bít, tắc trong tai; nghe tiếng mình nói không thật như nghe qua micro (tiếng tự vang). Sau một vài ngày, các triệu chứng trên qua đi, có thể vẫn thấy ù tai và nghe kém. Nguyên nhân gây bệnh là do lỗ vòi tai bị tắc (trong bơi lội do bị sặc nước lâu hay do lặn sâu...), chức năng nghe sẽ bị ảnh hưởng.
Bác sĩ Phạm Thị Bích
Lời khuyên của thầy thuốc

Để đề phòng viêm tai khi đi bơi, người dân nên chọn nơi bơi có chất lượng nước sạch, không tắm ở nơi ao tù, nước đọng. Sau mỗi lần bơi thì nên nghiêng đầu, kéo vành tai ra sau và lên cao rồi nhỏ các dung dịch sát khuẩn nhẹ như nước muối 0,9%. Sau đó lại nghiêng đầu và kéo vành tai để cho cả thuốc và nước chảy ra ngoài. Đặc biệt, không dùng tăm bông để ngoái sâu vào trong tai.

Những người có tiền sử bị viêm tai giữa, viêm xoang, tốt nhất là không đi bơi vì rất dễ tái phát bệnh hoặc không đi bơi khi đang bị cảm cúm, viêm tai giữa, viêm mũi xoang. Khi thấy tai có các biểu hiện như ngứa, khó chịu, chảy nước, dịch vàng, trắng, sờ vào thấy đau, đặc biêt là vùng sụn trước của tai thì cần đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn cụ thể.
Đối với trường hợp bơi lội và lặn sâu, hoặc nhảy cầu, sự thay đổi áp lực nước quá cao, đột ngột gây nên chấn thương âm cho tai giữa gây viêm tai giữa. Người bệnh cảm thấy đau tai, ù tai, nghe kém kéo dài kể cả khi đã lắc hết nước trong tai ra ngoài. Trong trường hợp này cần phải đến bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng điều trị bằng các thuốc kháng sinh - giảm phù nề và làm thông thoáng đường mũi họng cũng như làm thông thoáng vòi nhĩ thông từ tai giữa xuống họng.
theo SKDS
Đọc thêm >>

Vì sao bệnh viêm tai giữa hay bị tái phát ?

Con em bị viêm tai giữa cứ điều trị khỏi một thời gian lại bị tái phát. Xin bác sĩ tư vấn giúp.
Lê Bích (Thái Nguyên)
điều trị viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa thường rất dễ tái phát
Viêm tai giữa là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, đây là hậu quả của sự viêm nhiễm đường hô hấp trên. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng, đa số các trường hợp bị bệnh viêm tai giữa sẽ khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, khả năng tái phát của bệnh này rất cao. Khoảng 1/3 số trẻ mắc bệnh sau chữa trị sẽ có ít nhất 6 lần tái bệnh trong vòng 7 năm (gần 1 lần/năm). Do vậy, khi trẻ đã một lần mắc bệnh viêm tai, thì sau đợt điều trị đã ổn định, cần cho trẻ tái khám định kỳ thường xuyên (4 - 6 tháng/lần), nhất là trẻ có giảm thính lực, chậm nói. Ở trẻ viêm tai giữa mạn tính, cần kiểm tra thính lực, cần chữa trị sớm những khi trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.

Để phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ, cần tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh như: Môi trường, yếu tố gây dị ứng (bụi bặm, khói thuốc lá…), cần vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, cần cho trẻ bú mẹ.  Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa.
theo sức khỏe đời sống



viêm tai giữa

Thời gian ưu đãi chỉ còn lại:

cách trị viêm tai giữa ở trẻ em
Đọc thêm >>
Powered by Blogger.